Kun Khmer
Kun Khmer

Kun Khmer

Kun Khmer (tiếng Khmer: គុន ខ្មែរ [kun kʰmae]) hay còn gọi là Pradal Serey (tiếng Khmer: ប្រដាល់សេរី [prɑɗal seːrəj]) là môn võ thuật truyền thống được kế thừa từ võ thuật Bokator, đồng thời cũng là một môn thể thao đối kháng có nguồn gốc lâu đời của Campuchia.[2]Vì những điểm tương đồng, Kun Khmer thường bị hiểu nhầm là Muay Thái (một môn võ có nguồn gốc từ võ thuật Bokator). Tên tiếng Khmer chính thức của môn thể thao này là Kun Khmer. Trong tiếng Khmer thì từ Kun có nghĩa là võ[3] và Khmer có nghĩa là người Khmer. Vì vậy, Kun Khmer có thể được dịch là "võ Khmer" hoặc "quyền Khmer".[4]  Môn võ đánh tay đôi với mục tiêu là hạ gục đối thủ. Trong thể thao, môn thi đấu này buộc phải hạ gục đối thủ bằng kỹ thuật hoặc thắng trận đấu tính bằng điểm.Kun Khmer được biết đến nhiều nhất với kỹ thuật đá, cùi trỏ, tạo ra sức mạnh từ động tác xoay hông thay vì búng chân. Kun Khmer bao gồm bốn kiểu tấn công: đấm, đá, cùi trỏ và đòn đầu gối. Móc sắt được sử dụng để hạ gục đối thủ. Trong thi đấu, các đối thủ tranh giành vị trí thống trị để thực hiện các đòn tấn công tầm ngắn bằng cùi chỏ và đầu gối. Các võ sĩ Campuchia có xu hướng sử dụng nhiều cú đánh cùi chỏ hơn so với các môn võ thuật khác trong khu vực. Nói cách khác, nhiều chiến thắng đến nhờ kỹ thuật đánh cùi chỏ hơn bất kỳ đòn đánh nào khác. Không chỉ riêng Khmer mới có môn võ này, hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á đều có môn quyền thuật đặc trưng của riêng mình, dù tên gọi của chúng có sự khác biệt. Ở Thái Lan gọi là Muay Thái, ở Lào gọi là Muay Lào, ở Malaysia gọi là Tomoi, ở Indonesia gọi là Pencak Silat, ở Myanma gọi là Lethwei. Vách phù điêu lâu đời nhất là tiền thân của môn võ này tại quần thể Angkor Wat thế kỷ 12 ở Campuchia với đầy đủ các thế võ ngày nay.[5][6][7][8]